Nhờ vào khả năng chống thấm, chống bám bẩn, kháng nhiệt và độ bền, keo silicone đã trở thành một nguyên liệu quan trọng trong ngành xây dựng và nhiều lĩnh vực khác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phân biệt và lựa chọn các loại keo silicone phổ biến trên thị trường. Cùng khám phá nhé!
Mục lục bài viết
Khái niệm về keo silicone
Keo silicone là một chất trám kết dính được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng. Thành phần chính của keo silicone bao gồm silicon nguyên sinh, chất xúc tác và các phụ gia. Đây là một sản phẩm đa dạng về dung tích, thương hiệu và chất lượng trên thị trường, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số loại keo silicon phổ biến, chất lượng tốt như: Keo silicone VCC A260, Keo VCC V102, Keo silicone VCC A600,…
Keo silicone ban đầu có dạng hồ, có độ nhớt nhẹ và nhanh chóng đóng rắn khi tiếp xúc với không khí. Sản phẩm này được sử dụng phổ biến để bít trám và kết dính các bề mặt vật liệu như nhôm, kính, kim loại, gạch, bê tông, và nhiều loại vật liệu khác trong các công trình xây dựng.
Người dùng thường phân biệt các loại keo silicone dựa trên thành phần hóa học, kích thước, và hình dáng để lựa chọn loại keo phù hợp nhất cho các dự án thi công cụ thể.
>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Keo Chít Mạch Epoxy VCC
Ứng dụng của keo silicone trong đời sống
Nhờ sở hữu nhiều tính năng nổi vật với khả năng kết dính nhiều bề mặt vật liệu khác nhau, các sản phẩm keo silicone ngày càng được ứng dụng rộng rãi với nhiều mục đích như:
- Kết dính khung cửa nhôm, kính,…
- Trám trét, chống thấm cho các vật liệu bằng nhựa.
- Kết dính các sản phẩm làm từ gỗ như bàn ghế, cửa, sàn nhà,…
- Kết dính các vật liệu xây dựng như bê tông, gạch, đá, tường nhà bị nứt, vỡ,…
- Gắn các thiết bị nhà vệ sinh, nhà bếp, ví dụ như bồn rửa mặt, vòi nước, chậu rửa bát,…
Cách phân biệt các loại keo silicon theo thành phần
Việc phân biệt các loại keo silicone là cách để bạn có thể lựa chọn vật liệu phù hợp cho việc kết dính các bề vừa hiệu quả mà vẫn tiết kiệm. Trên thị trường có nhiều dòng keo khác nhau được chia thành các loại chính dựa trên thành phần và mục đích sử dụng. Trong đó, các loại keo phổ biến nhất bao gồm: Keo silicone trung tính, keo silicone axit và keo Polyurethane.
Keo silicone axit
Keo silicone axit đặc trưng bởi mùi chua nhẹ khá giống với mùi giấm, do axit axetic tạo ra. Loại keo này có độ đàn hồi cao, thời gian khô nhanh, không bị rạn nứt hay chảy xệ khi sử dụng, lại có khả năng chống chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Đặc biệt hơn cả, keo silicone axit có khả năng bám dính xuất sắc trên các bề mặt kính và sơn tĩnh điện. Hiệu suất cao nhất thường đạt được khi sử dụng keo này ở nhiệt độ từ -30 độ C đến 50 độ C.
Keo silicone axit có thể được sử dụng để gắn kết nhiều loại vật liệu, từ kính, gạch men, gốm, đến kim loại, hợp kim, và nhiều ứng dụng khác nhau như bảng hiệu và quảng cáo.
>> Xem thêm: Các bước thi công keo chít mạch đúng chuẩn
Keo silicone trung tính
Keo silicone trung tính là một giải pháp tuyệt vời để khắc phục các hạn chế của keo silicone axit. Khi tiến hành quá trình lưu hóa, loại keo này không giải phóng các chất chứa axit, do đó không gây ăn mòn cho các bề mặt. Keo silicone trung tính được đánh giá là an toàn cho người sử dụng và không gây ra mùi khó chịu như một số loại keo thông thường.
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của keo silicone trung tính:
- Có khả năng chống chịu nhiệt độ cao, có thể chịu được vài trăm độ C.
- Khả năng chống lại tác động của ẩm và nước theo thời gian, ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.
- Khô nhanh và có độ đàn hồi cao. Không bị biến dạng hoặc bị ố vàng trong quá trình sử dụng, giúp bề mặt giữ được tính thẩm mỹ và độ bền.
- Thể hiện tính bền vững theo năm tháng, không bị ăn mòn, ngay cả khi tiếp xúc với các hóa chất.
- Cấu trúc dạng lỏng nên dễ dàng thi công và có thể sử dụng trên nhiều loại bề mặt khác nhau, bao gồm cả những công trình ngoài trời phải đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Keo Polyurethane
Keo Polyurethane là một loại chất phản ứng tổng hợp được sản xuất bằng cách kết hợp Polyol và Isocyanate, thường chứa các thành phần khác như dầu, nước, axit, dung môi, các vi sinh vật và chất ăn mòn. Đây là một trong những loại keo phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng và lắp ráp.
Keo Polyurethane có nhiều ứng dụng khác nhau nhờ vào khả năng đóng rắn nhanh chóng khi tiếp xúc với không khí và khả năng bám dính mạnh mẽ. Nó thường được sử dụng để gắn kết và trám khít các vật liệu xây dựng như đá, gạch, thạch cao, bê tông, và các kim loại như nhôm, inox.
Các loại keo silicone nêu trên đều có khả năng gắn kết và bít trám vật liệu một cách xuất sắc. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc, chất liệu của bề mặt thi công trước để lựa chọn được sản phẩm tối ưu nhất.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức và có khả năng phân biệt giữa các loại keo silicone hiện đang có trên thị trường. Đừng quên lựa chọn các sản phẩm keo VCC, như keo silicone VCC A260, V102, A600, A200,… với mức giá hợp lý, để đảm bảo chất lượng và hiệu suất tốt nhất cho các công trình. Liên hệ ngay: 0963.348.884 – 0982.266.399 để được tư vấn.