VCC – Cam kết chất lượng và an toàn

Ngày đăng: 27/05/2024

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh hiện nay, việc đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm không chỉ là một mục tiêu mà còn là một cam kết quan trọng. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế VCC (VCC) không chỉ nhắm đến việc trở thành một nhà sản xuất hàng đầu mà còn cam kết mang lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng và an toàn nhất. Để minh chứng cho cam kết này, đây là một số chứng chỉ mà Công ty VCC đã đạt được: ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, SGS và RoHS. 

ISO9001-VCC

ISO 9001:2015: 

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng. Đối với một công ty như VCC, việc tuân thủ tiêu chuẩn này đảm bảo rằng mọi quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và dịch vụ đều tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất.

Bản chất của ISO 9001

Quy định rõ Việc –  rõ Người  –  rõ Cách làm

  • Tổ chức cần chuẩn hóa các hoạt động của các công đoạn thành các quy trình/hướng dẫn vận hành để đảm bảo mọi vị trí trong tổ chức nắm bắt được công việc mình cần triển khai, thực hiện – Đây là rõ việc
  • Lãnh đạo của tổ chức cần quyết định lựa chọn, chỉ định một số nhân sự chủ chốt của các bộ phận để tạo thành nhóm nhân sự để triển khai xây dựng và áp dụng ISO, những nhân sự này cần nắm rõ được công việc, trách nhiệm, quyền hạn của từng người trong bộ phân mình để xây dựng được quy trình/hướng dẫn cụ thể, phù hợp nhất với từng vị trí công việc – Đây là rõ người
  • Các quy trình/hướng dẫn vận hành cần đảm bảo cụ thể, chính xác và được chia thành các bước thực hiện dễ dàng triển khai, thực hiện cho từng vị trí trong tổ chức – Đây là rõ cách làm

 Tiêu chuẩn ISO 9001 là theo nguyên lý cải tiến liên tục PDCA tức là Plan – Do – Check – Action (Lập kế hoạch – Thực hiện theo kế hoạch – Kiểm tra việc thực hiện có đúng theo hoạch định – Hành động đánh giá, cải tiến:

ISO 9001
  1. Phạm vi (Scope)

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho một QMS nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua việc cải tiến liên tục các quy trình và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan.

  1. Thuật ngữ và định nghĩa (Terms and Definitions)

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa từ ISO 9000:2015 liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng.

  1. Bối cảnh của tổ chức (Context of the Organization)

Tổ chức phải hiểu bối cảnh bên ngoài và bên trong, xác định các bên liên quan và thiết lập phạm vi của QMS.

  1. Lãnh đạo (Leadership)

Lãnh đạo cấp cao phải cam kết và chịu trách nhiệm về QMS, thiết lập chính sách chất lượng và phân công vai trò, trách nhiệm và quyền hạn.

  1. Hoạch định (Planning)

Tổ chức phải lập kế hoạch để giải quyết rủi ro và cơ hội, thiết lập mục tiêu chất lượng và hoạch định các thay đổi cần thiết.

  1. Hỗ trợ (Support)

Cung cấp các tài nguyên cần thiết, đảm bảo năng lực và nhận thức của nhân viên, và quản lý thông tin dạng văn bản cần thiết cho QMS.

  1. Hoạt động (Operation)

Hoạch định và kiểm soát các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ, từ việc xác định yêu cầu đến kiểm soát sản phẩm và dịch vụ không phù hợp.

  1. Đánh giá hiệu suất (Performance Evaluation)

Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá hiệu suất của QMS, thực hiện đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo.

  1. Cải tiến (Improvement)

Tổ chức phải tìm kiếm và thực hiện các cơ hội cải tiến, xử lý không phù hợp và thực hiện hành động khắc phục để cải tiến liên tục QMS.

ISO 9001:2015 nhấn mạnh vào cách tiếp cận dựa trên rủi ro, vai trò lãnh đạo, và cải tiến liên tục nhằm đảm bảo QMS hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

ISO 14001

ISO 14001:2015:

 ISO 14001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường. Nó được thiết kế để giúp các tổ chức xác định, quản lý, và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động của họ đối với môi trường. ISO 14001 tập trung vào việc thiết lập các quy trình và biện pháp để bảo vệ môi trường, tăng cường hiệu suất môi trường, và thúc đẩy sự bền vững. 

Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 đưa ra các yêu cầu gồm có 7 Điều khoản, bắt đầu từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10 cụ thể như sau:

Tieu chuan cua ISO 14001

Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức

Bước đầu doanh nghiệp cần phải xác định các vấn đề trong nội bộ và từ bên ngoài liên quan đến mục đích của mình, bao gồm các điều kiện môi trường chịu ảnh hưởng bởi hoặc có khả năng ảnh hưởng đến tổ chức.

Điều khoản 5: Sự lãnh đạo

Ban lãnh đạo “chủ chốt” của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý môi trường. Thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách môi trường phù hợp với phạm vi của hệ thống quản lý môi trường tổ chức đã xác định từ trước

Điểu khoản 6: Hoạch định

Doanh nghiệp cần thực hiện cụ thể yêu cầu hoạch định khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 để xác định được các rũi ro và cơ hội liên quan đến các khía cạnh môi trường, tuân thủ các nghĩa vụ liên quan.

Đồng thời, doanh nghiệp phải xác định các mục tiêu cụ thể nhất quán với chính sách môi trường. Hoạch định hành động để đạt được các mục tiêu môi trường.

Điều khoản 7: Hỗ trợ

Doanh nghiệp phải xác định và cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết đối với việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường.

Điều khoản 8: Thực hiện

Tiêu theo trong các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 là doanh nghiệp thiết lập, hành động thực hiện, kiểm soát và duy trì các quá trình cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường và thực hiện các hành động được nhận biết tại yêu cầu hoạch định.

Điều khoản 9: Đánh giá kết quả hoạt động

Doanh nghiệp cần phải xác định những gì cần phải được theo dõi và đo lường, các phương pháp theo dõi, đo lường, các chuẩn mực làm căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động. Theo kế hoạch doanh nghiệp cần tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ đúng với tần suất đã được hoạch định trước đó.

Điều khoản 10: Cải tiến

Cải tiến là yêu cầu cuối cùng và cũng là một trong những yêu cầu quan trọng nhất. Doanh nghiệp phải xác định các cơ hội cải tiến và thực hiện các hành động cần thiết để đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý môi trường của mình.

ISO 45001

ISO (International Organization for Standardization) là tổ chức quốc tế không chính phủ có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Nó được thiết kế để giúp các tổ chức xây dựng và duy trì một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên. ISO 45001 tập trung vào việc đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc. 

 Tiêu chuẩn ISO 45001 cũng tương tự ISO 9001 là theo nguyên lý cải tiến liên tục PDCA tức là Plan – Do – Check – Action (Lập kế hoạch – Thực hiện theo kế hoạch – Kiểm tra việc thực hiện có đúng theo hoạch định – Hành động đánh giá, cải tiến). Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 có đưa ra các yêu cầu về xác định bối cảnh nội bộ, bối cảnh bên ngoài, phân tích các rủi ro/nguy cơ và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro/nguy cơ vào việc hoạch định hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp:

1. Lập kế hoạch (Plan):

Ban lãnh đạo cần xác định và đánh giá bối cảnh nội bộ, bên ngoài cùng với nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên liên quan để xây dựng hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả. Các bộ phận cần nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro, thu thập các yêu cầu pháp lý và yêu cầu của các bên liên quan, sau đó thiết lập mục tiêu và chương trình quản lý để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

2. Thực hiện (Do): 

Để thực hiện và vận hành hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OH&S), doanh nghiệp cần thiết lập cơ cấu quản lý, chỉ định vai trò và trách nhiệm, cung cấp đủ nguồn lực và đào tạo cần thiết. Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo hộ, tổ chức đào tạo cho nhân viên và nhà thầu, thiết lập quy trình trao đổi thông tin và tham vấn người lao động. Đồng thời, phải duy trì tài liệu hệ thống quản lý, kiểm soát tác nghiệp và chuẩn bị ứng phó khẩn cấp.

3. Kiểm tra (Check)

Hoạt động kiểm tra là việc đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các quá trình của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OH&S). Các hoạt động chính bao gồm: giám sát và đo lường kết quả kiểm soát OH&S định kỳ, đánh giá sự tuân thủ pháp luật và các yêu cầu khác của tổ chức, thiết lập và duy trì thủ tục xác định, xử lý và điều tra sự không phù hợp, thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa. Quản lý hồ sơ, duy trì thủ tục phân định, bảo quản và xử lý hồ sơ OH&S, cùng với việc tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý OH&S phù hợp với tiêu chuẩn ISO 45001

4. Hành động (Action)

Lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét và thực hiện các hoạt động cải tiến hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) theo các giai đoạn thích hợp. Họ cần xác định các lĩnh vực cần cải thiện và duy trì các yêu cầu hành động liên quan đến OH&S để liên tục cải tiến hệ thống quản lý và nâng cao kết quả trong hoạt động kiểm soát an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức

SGS

SGS:

SGS là viết tắt của Société Générale de Surveillance, là một tổ chức toàn cầu hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận, kiểm tra và thử nghiệm. SGS cung cấp các dịch vụ kiểm tra, kiểm định, chứng nhận và đánh giá chất lượng và tuân thủ quy chuẩn cho các sản phẩm, quy trình và hệ thống của các công ty và tổ chức trên toàn thế giới.

Kiểm tra:

Bao gồm cả việc kiểm tra tình trạng, trọng lượng hàng hóa giao dịch tại điểm trung chuyển, giúp thương nhân kiểm soát số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp phải đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý có liên quan ở các khu vực và thị trường khác nhau.

Thử nghiệm:

Được hưởng lợi từ mạng lưới thử nghiệm toàn cầu, các thanh tra viên có kiến ​​thức và kinh nghiệm, sgs giúp các công ty giảm thiểu rủi ro và do đó rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời kiểm tra chất lượng, độ an toàn và hiệu suất của sản phẩm so với các tiêu chuẩn quy định, sức khỏe và an toàn có liên quan

Xác thực:

SGS cho phép các doanh nghiệp chứng minh rằng các sản phẩm, quy trình, hệ thống và dịch vụ của họ tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định quốc gia hoặc quốc tế.

RoHS

RoHS:

RoHS là viết tắt của “Restriction of Hazardous Substances” (Hạn chế các chất nguy hại), là một chỉ thị của Liên minh Châu Âu về việc hạn chế sử dụng các chất nguy hại trong sản phẩm điện tử và điện tử tiêu dùng. Chỉ thị này quy định rằng các sản phẩm điện tử phải tuân thủ các giới hạn về việc sử dụng các chất như chì, thủy ngân, cadimi, chất đa dioxit và các hợp chất brom. Việc tuân thủ RoHS đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất không chỉ an toàn cho người sử dụng mà còn bảo vệ môi trường.

Các chứng chỉ trên không chỉ giới hạn ở việc tăng cường uy tín và hiệu quả sản xuất cho công ty VCC, mà còn mang lại một môi trường tin cậy cho người sử dụng. Khách hàng có thể yên tâm về chất lượng và an toàn của sản phẩm mà họ mua, khi biết rằng VCC cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Điều này giúp tạo ra một mối quan hệ lâu dài, bền vững và đáng tin cậy giữa VCC và khách hàng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và thành công của cả hai bên trong thị trường cạnh tranh ngày nay.

———————————

VCC – Vì chất lượng cuộc sống

Trụ sở: Số 12, đường 2.5 khu Đô thị Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

Showroom và R&D: Số 11 đường Đại Dương – VinHomes Ocean Parks 2

Văn phòng HCM: Số 45, đường số 2, Khu Phố 2, P. Bình Chiểu, Tp. Thủ Đức, HCM.

Văn phòng Đà nẵng: số 66, đường Đặng Minh Khiêm, Phường Hòa Minh – Q. Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng.

Hotline: 0898.83.11.88

Website: https://vcc.net.vn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@vccsilicone

Youtube: https://www.youtube.com/c/keosiliconevcc

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Số điện thoại