Tường ngoài trời dễ bị xuất hiện những vết nứt nhỏ, gây ảnh hưởng không chỉ đến vẻ đẹp mà còn đến khả năng chống thấm của công trình. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp trám kín vết nứt tường ngoài trời hiệu quả. Cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
Tại sao tường ngoài trời lại bị nứt?
Tình trạng tường ngoài trời bị nứt gây mất thẩm mỹ lại gây thấm, dột vào bên trong gây nhiều ảnh hưởng. Vậy thì lý do tại đâu mà các bức tường ngoài trời lại bị nứt sau một thời gian thi công, thậm chí là vừa mới xây dựng xong?
Những lý do phổ biến nhất khiến tình trạng này xảy ra là:
- Vật liệu xây dựng bị co ngót, giãn nở. Môi trường ngoài trời thường xuyên thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm khiến cho vật liệu xây dựng bị tác động. Từ đó tình trạng co ngót và giãn nở xảy ra khiến tường có một số vết nứt nhỏ.
- Tình trạng lún sụt: Lún sụt đất dưới tường có thể tạo ra áp lực không đều lên tường, gây ra tình trạng nứt. Nghiêm trọng hơn thì công trình cần phải được thi công lại để đảm bảo an toàn, không đổ, sập.
- Quá trình thi công, trát tường không đúng kỹ thuật: Hỗn hợp trát không được trộn đều, không đủ độ dẻo và bám dính, hoặc không được thi công một cách đồng đều sẽ gây ra tình trạng nứt tường.
- Kết cấu công trình không đảm bảo: Tường ngoài trời có thể bị nứt do sự thiếu chắc chắn trong kết cấu của dầm, cột, sàn nhà,…
Xem thêm: Khám phá ngay những mẫu Keo dán gạch, đá hot nhất thị trường
Các cách xử lý vết nứt trên tường ngoài trời
Khi gặp các vết nứt trên tường ngoài trời, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý sau để sửa chữa và khôi phục tình trạng ban đầu của tường:
- Đối với các vết nứt nhỏ: Bạn có thể sử dụng xi măng tô dẻo hoặc keo silicone chống thấm để trám trét khe nứt. Sau đó, trát vữa và sơn lại phần bị nứt để đồng bộ với tổng thể của tường. Đối với vùng tường bên ngoài, lựa chọn vật liệu có khả năng chịu nhiệt và kháng thời tiết như keo silicone chống thấm hoặc keo trám vết nứt tường ngoài trời để ngăn chặn tình trạng vết nứt tái phát do tác động của thời tiết.
- Đối với các vết nứt do kết cấu công trình không đảm bảo: Tìm những người có chuyên môn để đánh giá tình trạng tường và xác định nguyên nhân gốc rễ của vết nứt. Dựa trên đánh giá, các biện pháp sửa chữa như tăng cường nền móng hoặc cải thiện kết cấu sẽ được áp dụng để đảm bảo tính an toàn và độ bền của công trình.
Ưu điểm của keo chống thấm trám trét
Các sản phẩm keo trám trét chống thấm mang lại hiệu quả trám kín vết nứt tường rất tốt là Keo dán tường nứt Epoxy 2 thành phần Junbom JB202 hoặc Keo gắn tường nứt, chống thấm JB301. 2 loại keo này đều có chung các ưu điểm là:
- Chống thấm tốt: Keo chống thấm trám trét được thiết kế để tạo ra một lớp màng chống thấm, ngăn nước, ẩm và các chất lỏng khác xâm nhập vào bề mặt. Từ đó giúp bảo vệ tường khỏi sự thâm nhập của nước và hạn chế tình trạng giãn nở gây nứt nẻ tường.
- Độ bám dính cao: Các loại keo này có khả năng bám dính mạnh mẽ vào các bề mặt như tường, sàn, hoặc vật liệu xây dựng khác.
- Linh hoạt và co giãn: Các sản phẩm keo silcone chống thấm có khả năng chịu được nắng mưa. Khi bị tác động lực thì loại keo này cũng có thể co giãn và đàn hồi tốt. Do đó có thể đảm bảo được tính ổn dịnh và độ bền của lớp trám trét trong thời gian dài.
- Khả năng chịu được các tác động: Keo chống thấm trám trét thường có khả năng chịu được các tác động vật lý và hóa học, bao gồm va đập, mài mòn, tác động từ các chất hóa học hay ánh sáng mặt trời nên đem lại hiệu quả sử dụng rất lâu dài.
Hãy áp dụng những cách trám kín vết nứt tường ngoài trời hiệu quả để bảo vệ và duy trì tính thẩm mỹ và độ bền của công trình trong thời gian dài.