VNCA kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng

Ngày đăng: 11/04/2024

Trước thực trạng khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, có nguy cơ đẩy nhiều doanh nghiệp xi măng đến mức phá sản hoặc bán một phần nhà máy, VNCA đã kiến nghị Thủ tướng gỡ khó bằng nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài…

Sản xuất và tiêu thụ sụt giảm nghiêm trọng

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng.

Trong báo cáo gửi tới Thủ tướng, VNCA cho biết ngành xi măng đang gặp khó khăn rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản hoặc bán một phần nhà máy cho nước ngoài.

Cụ thể, lượng tiêu thụ xi măng từ năm 2022 đến nay liên tục sụt giảm làm cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng gặp khó.

Tính đến năm 2024, cả nước có 61 nhà máy sản xuất xi măng, tổng công suất khoảng 117 triệu tấn xi măng/năm nhưng tiêu thụ xi măng năm 2023 chỉ đạt khoảng 87,8 triệu tấn, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa đạt 56,6 triệu tấn, xuất khẩu 31,2 triệu tấn.

Với lượng xi măng tiêu thụ nội địa năm 2023 chỉ bằng 84% năm 2022, còn lượng xuất khẩu xi măng năm 2023 bằng 99% năm 2022.

Từ thực trạng tiêu thụ xi măng trong nước và xuất khẩu sụt giảm khiến tồn kho xi măng tăng lên. Trong năm qua, không ít nhà máy xi măng phải giảm công suất hoặc dừng lò nung để hạn chế đổ clinker ra bãi, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, tình trạng dư cung lớn so với cầu, tiêu thụ nội địa chỉ quanh mức 60 triệu tấn/năm, kênh xuất khẩu cũng giảm từ 2 năm nay, ngành xi măng đang trong giai đoạn buồn thảm nhất, số lượng doanh nghiệp xi măng báo lỗ không ngừng tăng.

VNCA cũng đã chỉ ra một loạt nguyên nhân khiến ngành xi măng rơi vào cảnh sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khó tiêu thụ sản phẩm.

Trước hết, khó khăn do nhu cầu tiêu thụ trong nước yếu, các dự án đầu tư công lớn như xây dựng đường cao tốc vẫn chủ yếu sử dụng công nghệ truyền thống, việc áp dụng cầu cạn cao tốc bằng bê tông cốt thép còn hạn chế, giải pháp sử dụng xi măng để gia cố, ổn định nền đất chưa được áp dụng.

Thị trường bất động sản trầm lắng, ít dự án mới, phân khúc xây dựng dân sinh cũng kém sôi động là những nguyên nhân khiến tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa năm qua chưa đạt 60 triệu tấn.

Mặt khác, giá nhiên liệu, năng lượng tăng cao, đặc biệt là giá than đã đẩy chi phí sản xuất xi măng tăng, thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5 lên 10%, sức ép môi trường với các nhà máy xi măng ngày càng lớn.

Đề xuất giữ nguyên thuế xuất khẩu clinker 5% và tiến tới bãi bỏ

Để gỡ khó cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, VNCA kiến nghị Thủ tướng và các Bộ, ngành có giải pháp tăng tiêu thụ nội địa xi măng thông qua sử dụng giải pháp cầu cạn trong đầu tư cao tốc đặc biệt ở những vùng đất yếu, vùng cần thoát lũ như miền Trung, ĐBSCL.

Ngoài ra, giải pháp gia cố nền đường bằng xi măng – đất để thay thế cho giải pháp truyền thống đắp nền đường bằng cát san lấp.

Đáng chú ý, VNCA đã kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội thông qua việc bỏ thuế xuất khẩu với clinker. Trong ngắn hạn, nếu chưa bãi bỏ, đề xuất giữ nguyên thuế xuất khẩu với clinker hai năm tới là 5% và được khấu trừ VAT. Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng đồng thời không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dự án xi măng tại Việt Nam.

Nguồn: Thu Thảo/tapchixaydung.vn

———————————-
VCC – Vì chất lượng cuộc sống
Trụ sở: Số 12, đường 2.5 khu Đô thị Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Showroom và R&D: Số 11 đường Đại Dương – VinHomes Ocean Parks 2
Văn phòng HCM: Số 45, đường số 2, Khu Phố 2, P. Bình Chiểu, Tp. Thủ Đức, HCM.
Văn phòng Đà nẵng: số 66, đường Đặng Minh Khiêm, Phường Hòa Minh – Q. Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng.
Hotline: 0898.83.11.88
Website: https://vcc.net.vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vccsilicone
Youtube: https://www.youtube.com/c/keosiliconevcc
#keosilicone #VCC #keo #sillicone #ms

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Số điện thoại