Nấm mốc là tình trạng xuất hiện khi môi trường bị ẩm ướt và thường xuyên không được khô ráo. Tình trạng này nhiều người gặp phải sẽ rất khó chịu, vậy nấm mốc do đâu mà có? trong xây dựng nấm mốc ảnh hưởng như thế nào? Bài viết dưới đây vcc silicone sẽ giải đáp thắc mắc ngay cho bạn nhé!
Mua ngay sản phẩm silicone chống nấm mốc vcc silicone A600
Mục lục bài viết
Nấm mốc là gì?
Nấm mốc được biết đến là một loài vi sinh vật có tế bào chứa diệp lục và sống ký sinh với vách tế bào được hình thành từ chitin. Cấu tạo của nấm mốc giống như hình sợi và phát triển dưới dạng đơn bào. Chúng sinh sản bởi hai hình thức vô tính hoặc hữu tính và được chia làm 3 loại đó là: Mốc trắng, Mucor và mốc xanh.
Nguyên nhân nấm mốc là gì?
Một số nguyên nhân chính khiến nấm mốc xuất hiện và sinh sản nhanh chóng. Dưới đây là những nguyên nhân chính được chọn lọc
Do sử dụng chất kết dính trong xây dựng
Nếu bạn sử dụng các chất kết dính trong xây dựng như: cát, vôi, các loại xi măng, keo dán, keo silicone… có tính hấp thụ nước cao thì khi nước mưa ngấm vào một thời gian sẽ hình thành nên nấm mốc ngay trên bề mặt tường.
Yếu tố thời tiết
Là yếu tố quan trọng không kéo tác động trực tiếp lên mọi đồ vật, vị trí. Nếu như tình trạng mưa ẩm ướt luôn kéo dài càng tạo điều kiện cho nấm mốc xuất hiện. Bạn sẽ rất dễ nhận thấy vào các mùa mưa, mùa nồm…
Tường và trần nhà không được chống thấm
Nấm mốc tường sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu chúng không được trang bị chống ẩm và chống thấm. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm, vật liệu chống thấm sẽ tạo ra một lớp màng ngăn và hạn chế được tình trạng nấm mốc xảy ra.
Đặc điểm, hình dạng, kích thước của nấm mốc
Hiểu được nguyên nhân nấm mốc do đâu xuất hiện, tiếp theo đến sẽ chia sẻ cho bạn hình dạng và kích thước của nấm mốc khi tồn tại mà mắt thường chúng ta nhìn thấy:
Hình dạng nấm mốc
Một số hình dạng phổ biến như hình trứng, hình sợi, loại vách ngăn (thường ở thể đa bào)
Kích thước nấm mốc
Là một loài vi sinh vật có kích thước nhỏ, đường kính thường dao động từ 3-5 mu m cho tới 10mu m. Kích thước to nhất của loại nấm mốc cũng có thể đạt tới 1mm.
Đặc điểm của nấm mốc
Cấu tạo của tế bào nấm mốc từ sợi chitin, tế bào chất của vi sinh vật này chứa nội mạc không bào và ty thể. Chúng sinh sản qua hai hình thức đó là hữu tính và vô tính. Thời gian sinh sản cũng rất nhanh chóng.
Các loại nấm mốc thường gặp
Có 3 loại nấm mốc thường gặp:
Nấm mốc Mucor
Là loại mốc gặp nhiều ở các loại hạt, thức ăn gia súc và thực phẩm nhiều hơn. Nó có màu trắng sau đó chuyển xám và phát triển thành một khối mịn. Sau khi bị ẩm biến thành lớp lông tơ màu xanh
Nấm mốc trắng
Loại nấm mốc trắng khá phổ biến và có hình dạng sợi hoặc phân nhánh. Tên gọi là mốc trắng nhưng đa số lại không có màu
Nấm mốc xanh
Đây là loại mốc đại diện cho một số nấm mốc có bào tử màu xanh lá. Loại nấm mốc này thường xuyên xuất hiện ở khu vực, vị trí có nhiều độ ẩm và cũng là nguyên nhân chính khiến cho thực phẩm dễ bị hư hỏng.
Tác hại của nấm mốc là gì?
Đối với các công trình xây dựng
Nấm mốc xuất hiện trên các công trình xây dựng như nấm mốc tường, trần nhà, các mối nối keo dán…. sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình và đặc biệt làm mất tính thẩm mỹ cao. Đó là lý do tại sao hiện nay, đặc biệt trong ngành xây dựng sử dụng nhiều các sản phẩm có tính chống thấm, chống nấm mốc cao
Đối với con người
Ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe con người nếu sử dụng những thực phẩm có nấm mốc xuất hiện. Nếu sử dụng các sản phẩm bị mốc trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều bệnh nặng hơn đối với người sử dụng.
Cách trị nấm mốc trên tường
Bạn làm sạch nấm mốc trên tường bằng xà phòng pha cùng với nước nóng. Sau đó lấy dụng cụ chải (bàn chải) cọ sạch phần nấm mốc trên tường. Lấy một miếng bọt biển thấm đều hỗn hợp oxy già và nước vôi rồi xịt lên tường. Để khoảng 10 phút sau đó bắt đầu lau khô.
Cách thứ 2 bạn có thể áp dụng như sau: dùng baking soda và giấm làm sạch các vết nấm mốc trên tường. Dùng bàn chải hoặc chổi chà đều hỗn hợp đó lên bề mặt mốc khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.